Tháng 4 Thời gian biểu biểu tình chính trị Thái Lan 2010

1 tháng 4

  • Những người biểu tình Áo Ðỏ tiếp tục giữ vững lập trường tranh đấu của mình trước áp lực ngày càng gia tăng từ phía kỹ nghệ du lịch là họ phải ngưng các hoạt động biểu tình phản đối để lật đổ chính phủ.[11]

3 tháng 4

  • Hàng ngàn người biểu tình chống chính phủ tràn ngập khu thương mại ở trung tâm thủ đô Bangkok, buộc nhiều thương xá lớn phải đóng cửa, và không rời khỏi nơi đây cho đến khi nào thủ tướng giải tán nghị viện và tổ chức bầu cử lại. Chính phủ ra lệnh cho họ phải rời khỏi nơi này trong ngày.[12]

6 tháng 4

  • Hàng chục ngàn người biểu tình áo đỏ chiếm đóng nhiều khu vực trong Bangkok, ném trứng vào cảnh sát và nhảy múa trên đường phố, xô đổ các rào cản để đòi thủ tướng phải tuyên bố giải tán Quốc hội và tổ chức bầu cử lại.[13]

7 tháng 4

  • Thủ tướng Abhisit ban hành tình trạng khẩn trương tại Bangkok, giao cho quân đội thêm nhiều quyền hành để tái lập trật tự sau khi thành phần biểu tình tràn vào Nghị Viện, khiến một số nghị viên phải leo máy bay trực thăng bỏ trốn.[14]

8 tháng 4

  • Chính phủ Thái Lan đóng cửa một đài truyền hình vệ tinh và các trang Web có nội dung chống chính phủ sau khi công bố tình trạng khẩn trương, đồng thời cũng đưa ra các trát bắt giữ thành phần lãnh đạo phía biểu tình bị cáo buộc tràn vào nghị viện.[15]

9 tháng 4

  • Những người biểu tình đòi thay đổi chính phủ tràn vào một đài phát sóng truyền hình vệ tinh, khiến các binh sĩ canh gác nơi đây phải bỏ chạy và buộc giới hữu trách phải hủy bỏ lệnh cấm đài truyền hình chống chính phủ hoạt động.[16]

10 tháng 4

  • Quân đội và người biểu tình hỗn chiến trên đường phố Bangkok, lựu đạn cay, đạn cao su và cả đạn thật được sử dụng, tuy nhiên sau cùng quân đội rút lui trước sự chống trả của dân chúng. Theo nguồn tin từ giới chức bệnh viện, có 18 người thiệt mạng, gồm một phóng viên người Nhật, 12 thường dân và năm binh sĩ. Ngoài ra còn có khoảng 700 người bị thương phải vào bệnh viện cấp cứu.[17]

11 tháng 4

  • Phía biểu tình chống chính phủ rút về cố thủ trong các vị trí của họ quanh thủ đô Bangkok và bác bỏ đề nghị thương thuyết sau khi cuộc đối đầu kéo dài một tháng biến thành đụng độ dữ dội ngày trước đó khiến 21 người chết và gần 900 người bị thương trong cuộc bạo động chính trị đẫm máu nhất từ gần hai thập niên.[18]

12 tháng 4

  • Ủy ban Bầu cử Thái Lan quyết định rằng đảng cầm quyền phải bị giải tán vì sử dụng sai trái tiền hỗ trợ tranh cử, một biến chuyển có thể đưa đến chiến thắng cho thành phần biểu tình chống chính phủ.[19]

15 tháng 4

  • Thành phần biểu tình "Áo Ðỏ" tiếp tục cố thủ trong khu thương mại chính ở Bangkok, chuẩn bị cho cuộc đối đầu cuối cùng với chính quyền sau khi xảy ra cuộc đụng độ đẫm máu từ gần hai thập niên.[20]

16 tháng 4

  • Thủ tướng Abhisit giao trách nhiệm tái lập trật tự cho tham mưu trưởng lục quân, trước được giao cho một phó thủ tướng sau khi có nỗ lực bất thành trong việc bắt giữ thành phần lãnh đạo phía biểu tình.[21]

17 tháng 4

  • Chính phủ Thái Lan khẳng định rằng họ ngay lúc này không có kế hoạch đàn áp biểu tình dù rằng chuyển giao nhiệm vụ giữ gìn an ninh cho tham mưu trưởng lục quân, nói rằng có quá nhiều người tập trung ở khu vực trung tâm thủ đô Bangkok nên không thể sử dụng võ lực.[22]

18 tháng 4

  • Quân đội Thái Lan tuyên bố con đường chính chạy ngang qua khu thương mại lớn nhất ở Bangkok không an toàn vì có các đám đông thành phần biểu tình chống chính phủ và đưa lính lên đóng các cao ốc chung quanh để dễ kiểm soát tình hình.[23]

19 tháng 4

  • Lực lượng an ninh Thái Lan ồ ạt kéo vào khu trung tâm Bangkok, phô trương võ khí và kéo dây kẽm gai ra ngăn chặn không để cho thành phần biểu tình Áo Ðỏ tiến vào khu vực này.[24]

20 tháng 4

  • Những người biểu tình củng cố vị trí của họ trong khu thương mại chính gồm các cửa hàng sang trọng và khách sạn năm sao, đe dọa sẽ phát động "cuộc chiến lớn" để lật đổ chính quyền bấy giờ trong khi quân đội cảnh cáo rằng họ sẵn sàng sử dụng võ lực nếu bị khiêu khích.[25]

21 tháng 4

  • Thành phần biểu tình Áo Ðỏ nói họ sẽ không thương thuyết với chính phủ, dù rằng đang có các chỉ dấu sẽ có cuộc bố ráp của quân đội khiến họ phải tăng cường việc phòng thủ nơi chiếm đóng trong trung tâm thủ đô bằng đủ các loại võ khí thô sơ.[26]

25 tháng 4

  • Thủ tướng Abhisit khẳng định sẽ đẩy người biểu tình Áo Ðỏ ra khỏi khu thương mại ở trung tâm thủ đô khi cùng với tham mưu trưởng lục quân lên đài truyền hình nhằm cho thấy sự đoàn kết.[27]

26 tháng 4

  • Thành phần Áo Đỏ đe dọa gây tắc nghẽn hệ thống đường xe điện ở Bangkok và hứa hẹn sẽ mở rộng các cuộc biểu tình, đẩy mạnh các cuộc xuống đường kéo dài từ nhiều tuần lễ làm tê liệt phần lớn thủ đô.[28]

28 tháng 4

  • Lính Thái Lan dùng súng bắn cả đạn thật lẫn đạn cao su vào đoàn biểu tình tiến về một nút chặn của quân đội trong cuộc giao tranh loạn đả khiến một binh sĩ thiệt mạng và 18 người khác bị thương trên xa lộ nghẽn cứng ở ngoại ô Bangkok.[29]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thời gian biểu biểu tình chính trị Thái Lan 2010 http://us.asiancorrespondent.com/bangkok-pundit-bl... http://www.atimes.com/atimes/Southeast_Asia/LE08Ae... http://www.bloomberg.com/apps/news?pid=20601080&si... http://www.boston.com/news/world/asia/articles/201... http://www.boston.com/news/world/asia/articles/201... http://www.businessweek.com/news/2010-05-10/thai-p... http://www.businessweek.com/news/2010-11-19/thai-r... http://ireport.cnn.com/docs/DOC-530535 http://www.cnn.com/2010/WORLD/asiapcf/04/06/thaila... http://www.emoiz.com/thai-protests-turn-bloody-but...